DANH MỤC NỔI BẬT

Bếp Âu Cho Nhà Hàng

Máy Trộn Bột Công Nghiệp

Bếp Điện Từ Công Nghiệp

Tủ Lạnh Công Nghiệp

Máy Rửa Chén Công Nghiệp

Máy Làm Đá Viên

Bàn Mát Công Nghiệp

Tủ Lạnh Trưng Bày

Tủ Trưng Bày Bánh

Bếp Nướng Công Nghiệp

Bếp Á Cho Nhà Hàng

Hệ Thống Hút Khói

Chiên Nhúng Công Nghiệp

Lò Nướng Công Nghiệp

Máy Rửa Ly Quầy Bar

Quầy Pha Chế Inox

Lò Hấp Nướng Đa Năng

Thiết Bị Inox Công Nghiệp

Xây Lò Pizza Đốt Củi

Kho Đông Kho Mát

Bánh chưng chính là món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết, là linh hồn, nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt bao đời nay. Trong nhà mà không có bánh chưng là dường như thiếu đi cả cái không khí Tết.

Tuy nhiên, do cuộc sống bận rộn cùng điều kiện ở thành phố hạn chế như ngày nay, nhiều người không tự gói bánh mà lựa chọn mua ở ngoài. Vì thế, cứ mỗi độ cuối tháng Chạp, các cơ sở kinh doanh, sản xuất bánh chưng lại hối hả chuẩn bị nguyên liệu, gói bánh và vận chuyển những mẻ bánh thơm phức đi khắp các tỉnh thành, phục vụ nhu cầu của người dân. Để làm ra những chiếc bánh chưng nức tiếng gần xa, ngoài nguyên liệu ngon, chắc hẳn phải trải qua rất nhiều công đoạn và bí quyết riêng. Sau đây, hãy cùng Âu Á Corp tham khảo cách làm bánh chưng thơm ngon mà vẫn đảm bảo năng suất cao cho các cơ sở sản xuất dưới đây nhé! 

day-chuyen-san-xuat-banh-chung

Để có được những bánh chưng nhanh và chất lượng, người đầu tư cần mua thiết bị làm bánh chuên dụng 

Nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để làm bánh chưng

Việc đầu tiên trước khi gói bánh là chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ. Sau đây là một số nguyên liệu và dụng cụ quen thuộc, hầu như đều sẵn có ở xung quanh chúng ta.

Nguyên liệu

Dưới đây Âu Á Corp sẽ giới thiệu các bạn những nguyên liệu để tạo nên những tấm bánh vừa ngon miệng lại vừa đẹp mắt.

  • Gạo nếp
  • Thịt ba chỉ (hoặc thịt lợn nửa lạc nửa mỡ)
  • Đỗ xanh
  • Lá dong
  • Lạt tre mềm (hoặc lạt giang)
  • Lá riềng (hoặc lá dứa)
  • Hành khô
  • Gia vị: muối, mì chính, hạt nêm, tiêu, thảo quả, quế (nếu có),…

Dụng cụ

  • Khuôn
  • Máy xay
  • Nồi luộc (hoặc tủ hấp)

Sơ chế nguyên liệu làm bánh chưng

Công đoạn sơ chế tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất quan trọng. Nếu không biết sơ chế hoặc sơ chế sai dễ cho ra chiếc bánh không chuẩn vị. 

Gạo nếp

Bánh ngon là bánh được làm từ nếp mùa hoặc nếp cái hoa vàng, có các hạt gạo bóng mẩy, đều nhau. Gạo sau khi mua về, đem ngâm khoảng 2 tiếng trong nước lạnh, sau đó vo qua và để ráo nước. Tiếp đó bạn rắc muối vào và dùng tay trộn đều để hương vị thêm đậm đà.

Để làm ra được từ 500 – 600 chiếc bánh chưng 1 ngày thì cần phải sơ chế 350 – 400 kg gạo. Nếu thuê nhân công thì vừa tốn công sức, vừa tốn thời gian mà gạo sau khi vo cũng chưa chắc sạch. Giải pháp khắc phục vấn đề này là vo gạo bằng máy vo gạo công nghiêp. Chiếc máy này giúp rút gọn thời gian vo gạo, thúc đẩy nhanh quá trình làm bánh chưng, giảm bớt được nhiều chi phí nhân công.

Thịt ba chỉ

Thịt được chọn cần nửa lạc nửa mỡ, thái thành từng miếng có độ dài khoảng 5 – 6cm và dày 1 – 2cm. Sau đó ướp đều gia vị vừa đủ, thêm chút hạt tiêu hoặc thảo quả xay để bánh sau khi chín sẽ có mùi thơm và vị cay nhẹ.

Đỗ xanh

Với đỗ xanh, nên chọn loại đỗ xanh tiêu, hạt nhỏ, ruột vàng thì bánh sẽ thơm ngon hơn. Đỗ xanh sau khi mua về thì xay vỡ, ngâm trong nước chừng 1 – 2 giờ rồi đãi sạch vỏ xanh và cho vào nồi hấp chín. Khi đỗ chín, dùng muỗng hoặc chao bằng máy xay sao cho thật nhuyễn rồi nắm thành các nắm tròn bằng nhau.

Lá dong

Trước khi gói bánh bạn cần rửa sạch 2 mặt lá rồi đem đi phơi cho ráo nước. Sau đó, cắt đi phần sống lá, tuy nhiên không nên cắt quá sâu sẽ ảnh hưởng đến thịt lá, làm rách lá.

Lạt tre mềm

Bạn có thể chẻ ra từ các ống che hoặc ống giang. Tuy nhiên, bạn có thể mua lạt đã được chẻ sẵn bằng máy, vừa dẻo dai, vừa đều lại tiết kiệm thời gian công sức.

Lá riềng

Để bánh chưng có màu xanh mướt và mùi thơm đặc trưng, bạn nên ngân gạo trong nước cốt lá riềng xay từ 3 – 4 tiếng trước khi gói bánh. Lá riềng sau khi rửa sạch, thái nhỏ và cho vào cối xay lấy nước.

Hành khô và tiêu

Để bánh chưng thơm và ngon, không thể thiếu hành khô, hạt tiêu cùng các gia vị khác. Hành khô bóc sạch vỏ, thái hoặc đập dập. Hạt tiêu tự xay hoặc có thể mua sẵn tại chợ, cửa hàng tạp hóa hay siêu thị.

Cách gói bánh chưng

Sau khâu chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu bạn sẽ bắt đầu gói bánh. Bạn có thể gói bằng tay, tuy nhiên để bánh vuông và đẹp hơn, bạn nên chuẩn bị một chiếc khuôn hình vuông. Dưới đây, Âu Á Corp sẽ chia sẻ cả 2 cách gói bánh bằng tay và bằng khuôn. 

Cách gói bánh chưng bằng tay

Nếu muốn thực hiện gói bánh chưng bằng tay, bạn có thể thực hiện theo các bước dưới đây:

Bước 1: Gấp lá

  • Đặt 2 lá dong to vuông góc với nhau và úp mặt phải (màu xanh đậm) xuống dưới. 
  • Sau đó, đặt tiếp 2 lá dong vuông góc vơí nhau, tuy nhiên đặt mặt phải hướng lên trên.

Bước 2: Thêm gạo, thịt lợn, đậu xanh, gia vị

  • Sau khi đã chuẩn bị lá, bạn cho 1 bát gạo và nửa nắm đỗ lên trên rồi ấn nhẹ. 
  • Tiếp đó đặt 1 – 2 miếng thịt vào giữa và cho hành khô lên trên. 
  • Thêm phần đỗ và gạo như trên và dùng tay san đều gạo để phủ kín thịt. 

Bước 3: Gói bánh

  • Bạn dùng tay gấp phần lá dong bên trái và bên phải thật chắc tay, sau đó đem cắt đi phần mép lá thừa, hoặc cũng có thể giấu vào bên trong. 
  • Tiếp theo bóp 2 bên mép chiếc bánh chưng và gấp lại, vừa gấp vừa vỗ nhẹ để tạo bánh thành hình vuông. 
  • Dùng 2 dây lạt buộc song song với nhau để cố định bánh, tránh lá bị bung. Buộc tiếp 2 lạt vuông góc với 2 lạt trên. Phần lạt thừa cuốn vào trong hoặc cài vào cho gọn. 
  • Cuối cùng dùng tay ấn đều 4 góc của bánh chưng để bánh chặt và vuông vắn.

Gói bánh chưng bằng khuôn

Để bánh chưng vuông và đẹp hơn, bạn có thể tham khảo cách làm bánh chưng bằng khuôn dưới đây:

Bước 1: Cắt lá

  • Gập lá dong thành 4 phần theo chiều ngang và đo chiều dài của lá sao cho vừa vời cạnh của khuôn bánh.
  • Lấy kéo cắt bỏ phần thừa của lá đi.

Bước 2: Chuẩn bị khuôn và xếp lá

  • Đầu tiên, bạn xếp 4 chiếc nạt song song, vuông góc với nhau tạo thành hình chữ nhật bên dưới rồi đặt khuôn lên trên. 
  • Tiếp đó, xếp lá dong đã gấp vuông vức thành các cạnh hình chữ nhật vào trong khuôn. Khi xếp lá dong nên để mặt phải của lá vào bên trong và mặt trái ra bên ngoài để bánh có màu xanh đẹp mắt hơn.

Bước 3: Thêm gạo, đỗ xanh, thịt cùng hành khô

  • Sau khi đã chuẩn bị khuôn và lá, bạn cho 1 bát gạo vào và dàn đều khắp đáy khuôn.
  • Tiếp đó rải nửa nắm đỗ xanh lên trên gạo, đặt 1 – 2 miếng thịt cùng hành khô lên trên rồi lại rải nửa nắm đỗ xanh lên phủ kín thịt.
  • Sau đó lấy 1 bát gạo rải đều xung quanh và phủ kín mặt đậu xanh, dùng tay ấn nhẹ ở mặt bánh và các góc cho gạo nén xuống.

Bước 4: Gói bánh

  • Đặt 1 chiếc lá dong nhỏ (hay còn gọi lá lót) lên trên mặt gạo và gấp các cạnh lá lại, những chỗ lá thừa có thể dùng kéo cắt đi hoặc gập vào bên trong.
  • Sau đó, lấy tay trái giữ cho lá khỏi bung, tay phải từ từ lấy khuôn ra đeo vào cổ tay trái rồi lại đổi tay phải giữ lá và bỏ khuôn ra khỏi tay.
  • Tiếp đó kéo 2 đầu của mỗi sợi lạt cột chăc bánh lại, cắt bỏ phần lạt còn dư cho bánh đẹp và gọn hơn. 
  • Cuối cùng dùng tay ấn nhẹ các mặt và góc của bánh để bánh chặt và vuông vắn hơn.

Cách luộc bánh chưng ngon, thơm phức

  • Để luộc bánh không bị cháy hoặc dính nồi, bạn nên xếp phần cuống thừa của lá dong xuống dưới đáy. 
  • Xếp bánh vào nồi theo chiều thẳng đứng, khoảng cách bánh khít vào nhau. 
  • Đổ nước ngập bánh và luộc liên tục trong 10 – 12 tiếng. Trong quá trình luộc cần đảm bảo mức nước trong nồi luôn ngập bánh. Cứ khoảng 1 giờ bạn kiểm tra 1 lần, nếu thấy nước vơi bớt thì cần bổ sung thêm. Bạn không nên đổ nước lạnh trực tiếp vào nồi, sẽ khiến bánh nửa chín nửa sống.
  • Để việc luộc bánh chưng đỡ vất vả, bánh chín đều mà không phải ngồi canh lửa ngày đêm, bạn có thể sử dụng nồi nấu phở, nồi nấu cháo hoặc tủ hấp đa năng. Thay vì sử dụng củi, than mất thời trông coi mà còn có khói độc hại thì sử dụng các loại nồi luộc bánh bằng điện này sẽ tiết kiệm thời gian và đảm bảo an toàn.

Vớt và bảo quản bánh

  • Sau khí bánh chín nhừ, có mùi thơm phức, bạn vớt bánh ra ngoài rồi thả ngay vào chậu nước lạnh. 
  • Lấy khăn lau sạch phần nhựa mặt ngoài của bánh rồi xếp bánh ra mâm.
  • Sau đó lấy vật nặng đè lên để ép phần nước trong bánh chảy ra, giúp bánh chắc, mịn và phẳng hơn. Tuy nhiên không nên đặt vật quá nặng, sẽ khiến bánh bị lòi ra, nhìn không đẹp mắt. 
  • Khi bánh đã được ép nguội, khô hết nước thì bỏ vật nặng đi, xếp bánh vào chỗ thoáng mát để bảo quản.

Lời kết

Với người Việt, nhất là những người xa quê, bánh chưng luôn là món ăn truyền thống, không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền. Để gói được một chiếc bánh nhanh chóng mà vẫn đảm bảo vuông vắn, thơm ngon cũng không quá khó, chỉ cần người gói thật khéo léo trong từng khâu. Hi vọng với công thức và cách gói bánh mà Âu Á Corp chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn gói ra những chiếc bánh vuông vắn, đẹp mắt, thơm ngon và nhanh chóng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *